0814 466 466

Trang chủ  >  Xử lý nước thải  >  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí (Phần 3)

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí (Phần 3)

CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC (TRICKLING FILTER)

  •  Giới thiệu

Bể lọc sinh học trong xử lý nước thải là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó.

Chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật dính kết trên lớp vật liệu lọc. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị hấp phụ vào màng vi sinh vật dày 0,1 – 0,2 mm và bị phân huỷ bởi vi sinh vật hiếu khí. Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, bề dày lớp màng tăng lên, do đó, oxy đã bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày lớp màng sinh vật. Như vậy, môi trường kị khí được hình thành ngay sát bề mặt vật liệu lọc.

Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hoá chất hữu cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu lọc. Kết quả là vi sinh vật ở đây bị phân huỷ nội bào, không còn khả năng dính bám lên bề mặt vật liệu lọc và bị rửa trôi.

  •  Cấu tạo bể lọc sinh học

 https://xulynuoc.com/images/banners/2016-09-14_105122.png

  

 Cấu tạo gồm các phần chính:

–      Thiết bị phân phối nước trên bề mặt bể lọc.

–      Phần chứa vật liệu lọc.

–      Hệ thống thu nước sau xử lý.

–      Hệ thống cấp khí cho bể lọc.

  •  Phân loại

Dựa vào cách bố trí lớp vật liệu lọc, có thể phân bể lọc sinh học thành 2 loại chính:

–      Bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc không ngập trong nước.

–      Bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước.

  • Vật liệu lọc

Vật liệu lọc sử dụng trong các bể lọc sinh học yêu cầu phải có diện tích bề mặt/Đơn vị diện tích lớn như: Đá cục, than đá cục, cuội sỏi lớn, đá ong (kích thước 60 – 100mm) hoặc nhựa PVC đúc sẵn.

  • Ưu nhược điểm
  Lọc sinh học có lớp vật liệu lọc không ngập trong nước Lọc sinh học với lớp vật liệu lọc ngập trong nước
Ưu điểm –  Tiết kiệm chi phí nhân công .

–  Tiết kiệm năng lượng (thông gió tự nhiên).

 

–  Tiết kiệm diện tích xây dựng.

–  Đảm bảo mỹ quan, không ô nhiễm mùi.

–  Không cần phải rửa lọc.

–  Thời gian khởi động hệ thống nhanh.

–  Dễ dàng trong vận hành và khả năng tự động hóa.

 

Nhược điểm –  Hiệu suất làm sạch nhỏ hơn.

–  Dễ bị tắc nghẽn.

–  Rất nhạy cảm với nhiệt độ.

–  Có khả năng gây mùi hôi.

–  Bùn dư không ổn định.

–  Giá thành xây dựng cao.

–  Khối lượng vật liệu lớn.

–  Làm tăng tổn thất tải lượng, giảm lượng nước thu hồi.

–  Tiêu tốn năng lượng cho việc thông khí nhân tạo.

–  Khí phun lên tạo nên dòng chuyển động xoáy, làm giảm khả năng giữ huyền phù.

 

Đánh Giá Khách hàng post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *