Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường theo NĐ 40/2019/NĐ-CP
Đối với các dự án thuộc cột 3 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 Sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường phải thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trình Cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt trước khi khởi công xây dựng.
1. Quy trình thực hiện Đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM, tiếng anh là EIA)
Quy trình thực hiện ĐTM (EIA) thường bao gồm các bước chính sau:
2. Hồ sơ văn bản pháp lý cần chuẩn bị
- Chủ trương đầu tư
- Giấy chứng nhận đầu tư
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án kỹ thuật
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình
- Bản vẽ vị trí khu đất
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ cấp nước
- Bản thể thoát nước mưa
- Bản vẽ thoát nước thải
- Bản vẽ bể tự hoại
- Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải
3. Các nội dung cần phải làm rõ trong quá trình triển khai
- Khối lượng đất đào để xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, hệ thống cấp nước. Biện pháp quản lý khối lượng đất đào này như thế nào. Đối với các dự án triển khai tại Tp.HCM, khối lượng đất đào này được xử lý theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 09/09/2015 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc Ban hành quy định quản lý bùn thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Biện pháp thi công công trình
- Các phương án kết nối hạ tầng của dự án với hạ tầng khu vực xung quanh
- Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cần thiết trong quá trình thi công. Nguồn nguyên liệu này được lấy từ đâu, tuyến đường vận chuyển dự kiến.
- Danh sách máy móc, thiết bị cần có để thi công công trình
- Tiến độ thực hiện dự án
- Phương án tổ chức quản lý trong quá trình thi công và quá trình đi vào hoạt động
- Công suất hệ thống xử lý nước thải.
4. Các vấn đề môi trường trong giai đoạn thi công, Chủ đầu tư cần tuân thủ:
- Lập kế hoạch Quản lý môi trường gửi đến UBND cấp xã/Phường nơi diễn ra tham vấn cộng đồng trong quá trình lập đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án
- Lắp đặt cầu rửa xe cầu rửa xe tại cổng ra vào để lắng cặn bẩn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung
- Bố trí các thùng chứa rác tại các vị trí thích hợp. Theo quy định phải phân loại thành 3 loại riêng biệt: Chất thải hữu cơ, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng và chất thải còn lại. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển theo đúng quy định
- Lắp đặt nhà vệ sinh di động và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút định kỳ. Hiện nay, tại Tp.HCM xe hút hầm cầu phải có gắn hệ thống định vị toàn cầu (GPS) kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) giúp giám sát, định vị được vị trí các xe hút hầm cầu trên đường vận chuyển; theo dõi, xác minh được các thông tin có liên quan đến xe hút hầm cầu trên đường vận chuyển: Tên chủ xe, biển số xe, vị trí đổ, tốc độ, dừng sai chỗ; phát hiện các xe hút hầm cầu có hành vi đổ chất thải không đúng địa điểm quy định.
- Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại và quản lý theo mã chất thải. Đồng thời ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
- Thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ bao gồm lấy mẫu khí thải, nước thải và nộp về Sở Tài nguyên Môi trường để báo cáo
5. Các vấn đề môi trường trong giai đoạn vận hành, Chủ đầu tư cần tuân thủ
- Bố trí khu vực tập trung rác sinh hoạt với diện tích thích hợp. Theo quy định phải phân loại thành 3 loại riêng biệt: Chất thải hữu cơ, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng và chất thải còn lại. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển theo đúng quy định
- Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại và quản lý theo mã chất thải. Đồng thời ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
- Xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải đảm bảo dưới ngưỡng cho phép trước khi thải ra môi trường. Lưu ý đối với các hệ thống xử lý nước thải có công suất lớn hơn 1.000 m3/ngày phải lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc tự động, liên tục nước thải đầu ra bao gồm: Lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS, BOD5. Hệ thống quan trắc nước thải tự động phải có thiết bị quan trắc tự động kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường. Có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải phải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ tối thiểu 2 năm. Nhật ký vận hành được ghi bằng tiếng Việt, gồm các nội dung: lưu lượng, thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải, kết quả quan trắc nước thải, loại và lượng hóa chất sử dụng, lượng bùn thải phát sinh.
- Thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ bao gồm lấy mẫu khí thải, nước thải và nộp về Sở Tài nguyên Môi trường để báo cáo
6. Hồ sơ trình nộp
- 01 Công văn đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- 07 Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp thành viên Hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, phải nộp thêm báo cáo phù hợp với thành viên Hội đồng.
- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư
7. Cơ quan thẩm định phê duyệt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt đối với các dự án xây dựng thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt các trường hợp còn lại
8. Sản phẩm nhận được
- 01 công văn phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên Môi trường.
- 01 báo cáo đánh giá tác động môi trường có đóng dấu xác nhận của Sở Tài nguyên Môi trường hoặc Bộ Tài nguyên Môi trường
9. Thời gian thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Thời gian thực hiện thường dao động từ 50 – 90 ngày làm việc tùy thuộc vào quy mô dự án.
10. Xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
- Tất cả dự án xây dựng thuộc cột 4 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP đều phải thực hiện công việc Xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
11. Quy định về xử phạt nếu Doanh nghiệp không thực hiện Đánh giá tác động môi trường
- Theo Điểm d, Khoản 2, Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phạt từ 300.000.000 đến 400.000.000 đối với Doanh nghiệp không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cấp Tỉnh
- Theo Điểm d, Khoản 3, Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phạt từ 400.000.000 đến 500.000.000 đối với Doanh nghiệp không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cấp Bộ.
- Ngoài ra, còn sử dụng hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 6 đến 12 tháng
12. Cam kết từ Dịch vụ tư vấn môi trường của Công ty Sen Hồng:
- Với tinh thần không phải đúng tiến độ mà trước tiến độ
- Không phát sinh chi phí trong suốt quá trình thực hiện
- Chuyên viên tư vấn nhiệt tình, xuất phát từ tâm, đảm bảo Khách hàng hiểu rõ nội dung báo cáo
- Tư vấn giải pháp có lợi cho Doanh nghiệp nhưng vẫn tuân thủ luật môi trường
- Đồng hành cùng Doanh nghiệp trên mỗi bước chân
- Giá trị Khách hàng nhận được tương xứng với giá trị đầu tư
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ